Chỉ khâu tự tiêu là gì? Phân loại, đặc điểm, công dụng

Chỉ khâu tự tiêu là gì? Phân loại, đặc điểm, công dụng

Chỉ khâu tự tiêu được dùng trong y khoa với vai trò khâu kín miệng vết mổ phẫu thuật hoặc vết thương rách to. Dựa trên vật liệu, thành phần và cấu trúc của sợi chỉ mà nó được phân thành 2 dạng chính là chỉ không tiêu và chỉ tự tiêu.

Vậy chỉ tự tiêu là chỉ gì, có những đặc điểm nào? Hãy cùng Biotech Dental Vietnam tìm hiểu trong những thông tin tiếp theo.

1. Chỉ khâu tự tiêu là gì

Chỉ tự tiêu được cấu tạo từ các nguyên liệu đặc biệt mà cơ thể có thể phân hủy và hấp thụ, loại bỏ yêu cầu cắt chỉ sau phẫu thuật. Các nguyên liệu này thường là polymer tổng hợp hoặc protein tự nhiên như collagen có nguồn gốc từ động vật, chúng được các Enzyme trong tổ chức mô của cơ thể hấp thụ rồi phá vỡ một cách tự nhiên vào thời điểm khi vết thương đã ổn định tương đối.

Chỉ tự tiêu sau một thời gian

Các loại polymer tổng hợp như Polyglycolic Acid (PGA) và Polylactic Acid (PLA) được sử dụng phổ biến vì chúng có tính chất tương thích sinh học cao, đồng thời cung cấp độ bền cần thiết để duy trì việc khép miệng vết thương trong suốt quá trình lành thương. Các chỉ tự tiêu này được thiết kế để dần dần phân hủy trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào loại chỉ và nhu cầu của cuộc phẫu thuật.

1.1. Chỉ tự tiêu có những loại nào?

Có thể phân chỉ tự tiêu thành các loại sau:

- Chỉ Simple Catgut: 100% vật liệu làm từ nguyên liệu tự nhiên là huyết thanh và Collagen trong ruột động vật. Loại chỉ này thường dùng cho vết thương, vết rách sâu trong mô mềm, đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa, không được dùng cho phẫu thuật thần kinh hoặc tim mạch.

- Chỉ Polydioxanone (PDS): được làm từ vật liệu tổng hợp, là dạng sợi đơn, dùng cho vết thương mô mềm, có thể dùng trong phẫu thuật tim của bệnh nhi.

- Chỉ Polyglecaprone (MONOCRYL): được làm từ vật liệu tổng hợp, thuộc dạng đơn sợi, thường dùng cho vết mổ ngoài ra, vết rách, không dùng cho phẫu thuật thần kinh và tim mạch.

- Chỉ Polyglactin (Vicryl): làm từ vật liệu tổng hợp, có tác dụng làm khép miệng vết rách trên mặt hoặc tay, tuyệt đối không dùng cho phẫu thuật tim mạch và thần kinh.

Nhiều người băn khoăn không biết chỉ tự tiêu màu gì. Để dễ phân biệt với các mô mềm xung quanh và da thịt, các loại chỉ tự tiêu sẽ có màu sọc kẻ, đen, xanh dương hoặc tím. Nhờ có những màu sắc khác biệt ấy mà việc khâu vết thương trở nên dễ dàng hơn, tránh được tình trạng không buộc được hay cắt nhầm chỉ.

Chỉ khâu tự tiêu thường có màu xanh

1.2. Trường hợp nào cần dùng chỉ tự tiêu?

Mục đích của việc dùng chỉ tự tiêu là giảm số lần tái khám vì mục đích cắt chỉ, hạn chế nhiễm trùng và sẹo ở vết thương. Tùy vào kích thước, vị trí và độ sâu của vết thương mà bác sĩ sẽ chọn sử dụng loại chỉ nào cho phù hợp. Thường thì chỉ tự tiêu chỉ thích hợp cho việc khâu vết thương trong mô mềm và ở vùng ít cần vận động.

2. Cần bao lâu để chỉ tự tiêu, nếu không tiêu cần làm gì?

2.1. Mất bao lâu chỉ tự tiêu được?

Vấn đề thời gian để chỉ tự tiêu trong bao lâu cũng được nhiều người quan tâm. Đại đa số các trường hợp chỉ sẽ tự tiêu trong khoảng 1 - 2 tuần, có trường hợp hiếm hơn sẽ phải đến vài tháng chỉ mới tự tiêu hủy được. Nói chung, thời gian để chỉ tự tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Loại hình phẫu thuật được thực hiện và loại vết thương được khâu.

- Vết cần khâu là vết thương hay vết mổ.

- Vật liệu của chỉ tự tiêu.

- Độ dài chỉ tự tiêu được sử dụng.

Thời gian chỉ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

2.2. Nếu chỉ không tự tiêu hết cần làm gì?

Hầu hết các trường hợp chỉ tự tiêu có khả năng tự phân hủy mà không cần phải cắt. Có một số rất ít trường hợp do cơ thể từ chối hấp thụ chỉ nên không tiêu hết và có thể gây viêm nhiễm nhưng hoàn toàn không đáng lo.

Thực tế chỉ tự tiêu vẫn có thể cắt như các loại chỉ bình thường. Để phòng ngừa trường hợp chỉ không tiêu hết, tròng quá trình khâu, bác sĩ sẽ nới lỏng một chút ở vết khâu để sau khi kết thúc sưng nề, mô mềm sẽ co lại và mũi chỉ khâu lộ ra giúp cho việc cắt chỉ sau đó trở nên dễ dàng hơn. Vì thế, nếu sau 100 ngày mà phát hiện ra chỉ không tiêu hết thì nên đến cơ sở y tế để được cắt chỉ an toàn.

3. Cách chăm sóc vết khâu dùng chỉ tự tiêu

Các loại chỉ tự tiêu đều có khả năng tự tiêu hủy mà không cần có bất cứ tác động nào. Tuy nhiên, muốn để hạn chế nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành và không bị đau nhức thì người bệnh cần lưu ý:

- Mặc quần áo kín để che vết khâu, tránh không cho vết khâu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

- Không tìm cách tạo áp lực lên vết khâu vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng và khiến cho vết thương bị hở ra.

- Thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vết thương.

- Giữ cho vùng có vết thương được khâu luôn khô ráo, trong khoảng 12 - 24 giờ đầu sau khâu chỉ tự tiêu không nên bơi hoặc tắm, khi tắm nên dùng vòi hoa sen.

- Theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, có mủ hay vết khâu sưng đỏ, chảy máu thấm qua bông băng,... và đến cơ sở y tế ngay để khử trùng và khâu lại vết thương.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chỉ khâu với các mức giá và hiệu quả tương ứng. Tại Biotech Dental Vietnam chúng tôi phân phối độc quyền sản phẩm chỉ khâu tự tiêu Monoglyc xuất xứ từ Resorba - Đức. Chỉ Monoglyc với cấu trúc đơn sợi giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vị trí phẫu thuật. Mang lại hiệu quả lành thương nhanh chóng, đảm bảo an toàn.

Trên đây là định nghĩa, phân loại và một số đặc điểm về chỉ khâu tự tiêu. Nếu bác sĩ có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm chỉ khâu tự tiêu Monoglyc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc gọi đến Hotline: 0917 960 917 để được tư vấn chi tiết.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Đăng kí email ngay!!!

Để được hỗ trợ và nhận thông tin khóa đào tạo mới nhất.